Móng băng là gì? Tìm hiểu về ưu, nhược điểm và cấu tạo

Bạn đang lên kế hoạch xây dựng nhà và cần tìm hiểu thêm các quy trình cũng như những yếu tố quan trọng cần thiết khi trong quá trình xây dựng. Một trong những yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất chính là tìm hiểu kỹ về khu đất bạn muốn xây nhà và lựa chọn thi công loại móng phù hợp.

Móng băng là gì?
Móng băng là gì?

Thông thường, mỗi công trình được xây dựng bằng 1 loại móng nhất định, với những công trình nhỏ như nhà cấp 4, nhà xưởng thì sử dụng móng cọc gỗ hay móng đơn. Còn những công trình lớn thì nên sử dụng móng bè. Có 1 loại móng thích hợp với nhiều loại địa hình, nền đất và quy mô công trình là móng băng. Đây là loại móng ngày nay được nhiều kỹ sư lựa chọn để thi công làm móng nhà nhất.

Khái niệm về móng băng

Móng băng là gì? Đây là một dải móng được thiết kế chịu lực và nối các điểm cọc của móng. Tùy theo điều kiện thi công, cũng như đặc điểm của công trình để lựa chọn một trong hai loại móng bang.

  • Thứ nhất: Móng băng 1 phương là loại móng băng và được thiết kế theo phương dọc hoặc phương ngang. Móng băng 1 phương thường sẽ phải to hơn là móng băng 2 phương do cả 1 phương đó chịu tải toàn bộ tải trọng của căn nhà.
  • Thứ hai: Móng băng 2 phương là móng băng được thiết kế theo cả 2 phương ngang và dọc chịu tải cho cả công trình, loại này sẽ được sử dụng nhiều hơn.

Đối với mỗi công trình, mỗi khu đất riêng mà kỹ sư sẽ có lựa chọn sử dụng loại móng phù hợp, nhằm đảm bảo độ an toàn cho ngôi nhà. Tuy nhiên móng băng thường được sử dụng nhiều nhất đối với các mẫu thiết kế nhà phố với quy mô từ 3 – 5 tầng.

Cấu tạo móng băng

Để bạn nắm được những đặc trưng cơ bản và có cái nhìn bao quá về loại móng nhà này, chúng tôi sẽ nói rõ hơn về phần kết cấu.

Đối với móng bang, bạn có thể bắt gặp hai loại móng băng một phương và móng băng hai phương, có thể là móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp. Song sẽ có cấu tạo gồm các bộ phận cụ thể như sau:

  • Móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.
  • Có lớp bê tông lót dày 100mm.
  • Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).
  • Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700) (mm).
  • Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
  • Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.

Các thông số trên là kích thước và tiêu chuẩn cơ bản, trong quá trình thi công kỹ sư có thể tùy chỉnh linh hoạt độ dày hay loại thép để thích hợp với điều kiện nền đất yếu hay cứng.

Tác dụng của việc sử dụng móng băng

Chức năng chính của kết cấu móng băng là giảm áp lực đáy móng và đảm bảo truyền tải trọng lực công trình xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới hoặc cọc cừ tràm. Đối với những ngôi nhà có xây dựng thêm tầng hầm thì móng băng còn có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm, hầm giữ xe hoặc nhà kho.

Móng băng là gì?

Ở đây bạn có thể hiểu một cách đơn giản là móng băng giúp chịu một phần lực mà các loại cọc đã đóng trước đó giúp tăng cường độ bền và sức chịu lực cho công trình.

Ưu và nhược điểm của móng băng

Ưu điểm:

  • Đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều các cọc bê tong bên dưới.
  • Trong trường hợp không thể dùng móng đơn thì móng băng là sự lựa chọn cần thiết.
  • Móng băng lún đều và phù hợp với các công trình nhà phố nên thường được sử dụng nhiều.
  • Móng băng thích hợp sử dụng trong các trường hợp nền đất xấu, những công trình không quá lớn.

Nhược điểm:

  • Độ ổn định về lật, trượt của móng kém vì có chiều sâu chộn móng nhỏ và nông.
  • Trừ lớp đất ddá gốc gần mặt đất, ở các lớp đất phía trên có sức chịu tải kém.
  • Sử dụng tốt nhất trong các công trình xây dựng có quy mô nhỏ.

Những lưu ý cần thiết khi sử dụng móng băng

Khi khu đất bạn đang sở hữu có địa chất đất không ổn định và không sử dụng được các loại móng khác, thì móng băng gạch hoặc móng băng bê tông cốt thép sẽ là phương án phù hợp, nhờ vào việc dễ tiến hành thi công hơn.

Móng băng dưới cột được dùng khi công trình có tải trọng quá lớn, nếu dùng móng đơn thì nền đất sẽ có không đủ khả năng để chịu lực, trong trường hợp này có thể sử dụng móng băng giao thoa để cân bằng độ lún theo hai hướng và tăng sức chịu tải của móng, giảm áp lực xuống dưới nền đất. Việc tính toán móng băng dưới cột có thể làm giống như tính toán dầm trên nền đàn hồi.

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã phần nào đưa đến cho bạn những thông tin cơ bản, khái quát về móng băng, cũng như những lưu ý cần thiết khi lựa chọn thi công dạng móng này.

Hy vọng, bạn tìm được những thông tin hữu ích, giải đáp được các thắc mắc trong quá trình tìm hiểu và lên kế hoạch xây dựng nhà. Nếu bạn cần tham khảo thêm các mẫu nhà đẹp, có không gian sinh hoạt tiện nghi, hiện đại phù hợp với nhu cầu thực tế của gia đình. Hãy liên hệ ngay với KTS của chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình.

Xem thêm: Móng cốc là gì? Bản vẽ móng cốc tham khảo

Mọi nhu cầu xin mời liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY DỰNG BỘ BA
– Địa chỉ: Số 5 Trương Công Định, P.14, Q.Tân Bình, Tp.HCM
– Email: info.congtyboba@gmail.com
– Điện thoại: 0283.811.9077
– Hotline: 0911.64.11.77
– Website: http://kientrucboba.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *