Ngửa mặt lên trời lấy sáng – Giếng trời trong thiết kế nhà ống

NGỬA MẶT LÊN TRỜI HỨNG NẮNG & ĐÓN GIÓ

Nhà ống, nhà hộp ở phố bị bao vây bít bùng bởi bê tông nhà hàng xóm – làm sao lấy sáng, thoáng tự nhiên? Chỉ còn phương thẳng đứng là có thể lấy sáng và thoáng. Vậy làm thế nào để có thể lấy sáng theo phương thẳng đứng?

Thiet Ke Gieng Troi Nha Ong
Thiết kế giếng trời trong nhà ống – Những ngôi nhà phố san sát không còn khoảng trống chỉ có thể lấy sáng theo phương thẳng đứng

Quan niệm và thói quen đã xưa lắm là xây nhà phải có mái che

“Con không cha như nhà không nóc”. Dựng mái ở đây có nghĩa là tổ chức, thiết kế một loại vật liệu nào đó phủ lên nhà để che mưa nắng. Ý đồ này thích hợp với không gian và thời gian thuở đó. Nay, đất hẹp người đông, nhà chen nhau như những quân cờ domino, vách dựng đứng gần như tứ bề, buộc phải “tốc” mái để đón… gió. Đó cũng là giải pháp của nhiều kiến trúc sư khi thiết kế nhà ở chen trong những phố thị đông đúc.

Trời… giữa nhà

Thiet Ke Gieng Troi Nha Ong 2
Giếng trời giữa nhà không chỉ có công năng lấy sáng đón gió mà còn tạo điểm nhấn cho không gian sống.

Ngay ở các khu nhà chung cư hay nhà liên kế người ta thường thiết kế một giếng trời ở giữa nhà hay giữa một nguyên đơn (block cao ốc) để nhà nhà, phòng phòng hướng về đây đối lưu không khí với môi trường tự nhiên, đón ánh sáng. Nếu nhà ống của bạn có độ sâu, chừng 14m trở lên đều có thể trổ sân trời trong nhà. Nhà càng sâu, càng nhiều diện tích, nếu làm sân rộng thì nhà càng thoáng mát và thu nhận được nhiều nguồn sáng tự nhiên.

Thiet Ke Gieng Troi Nha Ong 3

Khi đó, không nhất thiết phải làm mái che, đúng nghĩa là có sân trời giữa nhà. Những không gian sinh hoạt chung, riêng trong ngôi nhà tổ chức hướng về sân trong để “tắm táp” không khí tự nhiên – đây là lối tổ chức nhà hướng nội. Tất nhiên, sân nội thất này cần phải xây dựng hệ thống thoát nước tốt, hợp lý. Với xu hướng xây nhà thụ động (passive house) – nhà thân thiện môi trường – hạn chế tối đa tiêu thụ năng lượng điện thì ngay trên nóc giếng trời còn có thể thiết kế những “tấm hứng gió” – hình thức cánh buồm. Tùy hướng gió của vùng khí hậu, của vị trí ngôi nhà mà chọn đặt tấm này ở đâu trên mái nhà để “lùa” gió trời vào trong nhà.

Thiet Ke Gieng Troi Nha Ong 4

Mái nhà hiện đại

Giải pháp khác, cũng hưởng được khí trời, cũng lấy được ánh sáng trời nhưng che được mưa và nắng gắt hắt xuống – thiết kế mái trong suốt. Kính (thủy tinh) hiện không còn là “đồ dễ vỡ” mà kính đã ứng dụng nhiều trong ngành xây dựng. Kính làm vách, mặt dựng và cả làm lan can, bậc cầu thang, thậm chí làm sàn. Từ đó, bạn có thể phủ mái nhà bạn hoàn toàn bằng kính, sàn kính, vách kính… ánh sáng sẽ… tràn ngập.

Thiet Ke Gieng Troi Nha Ong 5
Mái nhà bằng kính trong suốt tạo không gian mở độc đáo

Tuy nhiên, kính ứng dụng trong xây dựng như một loại vật liệu chịu lực cao là kính cường lực (kính được gia cường đến nhiệt độ nóng chảy và làm nguội nhanh), có sức chịu gấp 5 lần so với loại thông thường. Nếu có va chạm gây vỡ, kính sẽ vỡ ra như hạt lựu – không gây nguy hiểm. Và ứng dụng trên các độ cao như mái, sàn lầu… thường phải sử dụng kính cường lực 2 lớp – dán lại nhau bằng một lớp keo, vừa tăng độ vững, vừa không thể rơi xuống nếu lỡ bị vỡ.

Nhưng phải thiết kế đúng cách

Nhiều người cho rằng, mái bằng kính sẽ hấp nhiệt – nóng và tia cực tím sẽ lọt qua. Khắc phuc nhược điểm đó, người ta làm mái kính 2 lớp, sử dụng loại cường lực và ở giữa là khoảng rút chân không để cách nhiệt. Cách khác là dán một lớp bạc phản nhiệt lên mặt kính, khi đó, nguồn sáng đi qua bình thường nhưng nhiệt năng sẽ “dội” ngược lại. Hoặc rẻ tiền và đơn giản hơn là sử dụng tấm nhựa polycarbonate lấy sáng từ mái.

Thiet Ke Gieng Troi Nha Ong 6

Vấn đề nêu trên mới giải quyết được việc lấy sáng. Còn để tạo sự thông thoáng, cho không khí đối lưu thì thiết kế mái phải có khoảng hở – hình thức như ống khói, mưa không tạt vào được mà gió vẫn hút tốt. Thật vô ích khi nhiều nhà trổ giếng trời xong rồi bịt kín lại bằng kính! Và cũng vô ích luôn khi đóng bít cửa trước (mặt tiền)  – gió không vào được nhà làm sao hút lên giếng trời được! Tất cả đều phải thiết kế đúng cách để tạo luồng cho không khí đối lưu – nhà mới đạt được sự thoáng mát.

Theo Kiến trúc và Đời sống

Cùng Kiến trúc Bộ Ba tạo tác những đường nét sinh động cho cuộc sống của bạn.

Mọi chi tiết cần được tư vấn về thiết kế và xây dựng, xin liên hệ:
Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng Bộ Ba
Add: Số 5 Trương Công Định – P.14 – Q.Tân Bình – Tp.HCM
Hotline: 0911.64.11.77
Website: http://kientrucboba.com/
Email: info.congtyboba@gmail.com

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *