Diện tích tối thiểu và kích thước hợp lý của giếng trời giúp không gian nhà ở nhận được lượng sáng cần thiết, phù hợp với diện tích tổng thể của ngôi nhà. Đây là chi tiết khá quan trọng mà nhiều gia chủ thường không dành đủ sự quan tâm cần thiết.
Giếng trời với công dụng thu thập nguồn sáng dồi dào từ môi trường cho không gian sinh hoạt, đặc biệt quan trọng đối với hình thức nhà lô phố – nhà ống có diện tích khiêm tốn, sâu, hẹp và ít cửa sổ. Dù vậy giếng trời vẫn tồn tại một số nhược điểm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của gia đình, và tất cả đều có hướng giải quyết phù hợp.
Diện tích tối thiểu và kích thước hợp lý của giếng trời
Nếu đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng thì kích thước giếng trời chiếm 10% tổng diện tích ngôi nhà, bên cạnh đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như vị trí lắp đặt giếng trời, độ cao của các tầng, chiều dài, chiều rộng của ngôi nhà, …
Thông thường, kích thước lý tưởng của giếng trời rơi vào khoảng từ 4 – 6 mét, quá nhỏ hoặc quá lớn đều có những bất tiện nhất định. Cụ thể, nếu quá nhỏ giếng trời sẽ không hoàn thành chức năng cơ bản là cung ứng đủ nguồn sáng cho nhà – chưa kể đến tính thẩm mỹ, ngược lại nếu quá lớn ánh nắng vào thời điểm ban trưa sẽ gây chói kèm theo sức nóng làm ảnh hưởng đến bầu không khí chung của ngôi nhà, giảm tuổi thọ của các đồ vật bị nắng chiếu trực tiếp.
Giếng trời thường được đặt ở giữa nhà, ngay trên vị trí cầu thang để phân bổ nguồn sáng đều cho phí trước và sau, với những ngôi nhà hạn chế chiều dài chọn cách bố trí ở cuối nhà để tập trung cho khu vực này, vì trước nhà đã có cửa chính lấy sáng hiệu quả. Ngoài ra với những ngôi nhà diện tích lớn có thể cùng lúc sắp xếp thêm các giếng trời phụ để đảm bảo ngôi nhà nhận đủ nguồn sáng cần thiết.
Bên dưới giếng trời, bố trí tiểu cảnh là cách làm thông dụng được nhiều gia đình ưa chuộng vì có thể tận dụng nguồn sáng để duy trì sự sống của cây xanh, tạo bầu không khí trong lành và nét sinh động cho không gian sống.
Khắc phục nhược điểm của giếng trời trong nhà phố
Với những ngôi nhà có chiều dài và chiều rộng bị hạn chế, được thiết kế cao tầng như một một chiếc hộp âm thanh thường sẽ đi theo thông tầng bên dưới giếng trời gây nên tiếng ồn, thiếu sự riêng tư trong sinh hoạt. Để khắc phục tình trạng này có thể sử dụng các biên pháp làm nhám tường, sử dụng sơn gai, đá ốp, gạch ốp có bề mặt gồ ghề để triệt tiêu phần nào tiếng ồn, đây cũng là thủ pháp tạo nét thẩm mỹ. Ngoài ra cần đảm bảo các khe cửa được thi công sắc sảo, hạn chế khoảng hở. Một giải pháp toàn diện khác là thiết kế cách âm cho các phòng.
Bên cạnh chức năng lấy sáng thì giếng trời còn đón nhận lượng nắng trực tiếp vào buổi trưa với nhiệt độ cao, làm nóng bầu không khí và ảnh hưởng đến độ bền của vật dụng. Có thể lắp hệ thống rèm trần bên dưới giếng trời để giảm tác động, hoặc lựa chọn vị trí ít gây ảnh hưởng.
NỘI DUNG LIÊN QUAN