Công trình được xây dựng trên khu đất có kích thước 5x20m với một mặt thoáng. Sau khi chừa lại một phần diện tích cho sân trước và sau theo quy hoạch đô thị, diện tích xây dựng còn lại trong 5x12m, điển hình cho dạng “nhà chia lô” tại Việt Nam.
Các kiến trúc sư đã đặt xen kẽ các vùng đệm vào giữa những không gian riêng tư và thay đổi hình thức, vị trí của chúng ở mỗi tầng để tạo ra những khoảng mở dễ chịu.
Khi quan sát những ngôi nhà Việt truyền thống, nhóm kiến trúc sư nhận thấy “vùng đệm” là một không gian rất quan trọng mà nhiều ngôi nhà hiện đại ngày nay không còn giữ được. Đó là hàng hiên, là lô gia, là khoảng sân trong hay giếng trời… Đối với nhà phố chia lô, do bị hạn chế chiều rộng và chiều sâu nên công trình thường được phát triển theo chiều cao. Vì thế các kiến trúc sư đã đặt xen kẽ các vùng đệm vào giữa những không gian riêng tư và thay đổi hình thức, vị trí của chúng ở mỗi tầng để tạo ra những khoảng mở dễ chịu.
Trong ngôi nhà này, vùng đệm đóng vai trò như một lối giao thông, một không gian sinh hoạt chung hay võng lưới thư giãn… nơi các thành viên trong ngôi nhà cùng vui chơi, trò chuyện, tương tác. Khi cuộc sống của ba mẹ, con cái trong gia đình sau giờ học, giờ làm ngày càng gói gọn trong những căn phòng riêng khép kín thì việc dành cả tầng trệt và tầng lầu 1 cho những không gian chung quả là một sự đầu tư đầy ý nghĩa của chủ nhà.
Với những khoảng lùi hợp lý, ánh sáng và gió tự nhiên được len vào các căn phòng một cách có kiểm soát, nhờ vậy không gian dường như tĩnh nhưng vẫn có luôn chuyển động đối lưu. Nhóm thiết kế cũng sử dụng nhiều các vật liệu từ tự nhiên trong những vùng đệm này để phù hợp với các tác động của ngoại cảnh. Nội thất ngôi nhà cũng được tiết giảm vừa đủ với điểm nhấn là những bộ bàn ghế được làm bằng gỗ nguyên khối tự nhiên.
Chính sự kết hợp của vật liệu, ánh sáng cùng những luồng không khí luôn luân chuyển trong công trình, tự thân ngôi nhà đã tạo nên một quang cảnh luôn tươi mới làm tăng các cảm nhận tích cực cho người sử dụng mà không cần dùng một giải pháp décor, trang trí nào.
Khi cuộc sống của cha mẹ, con cái trong gia đình sau giờ học, giờ làm ngày càng gói gọn trong những căn phòng riêng khép kín thì việc dành cả tầng trệt và tầng lầu 1 cho những không gian chung quả là một sự đầu tư đầy ý nghĩa.
Ngôi nhà được xây đến bốn tầng nhằm khai thác các góc nhìn xa cho công trình. Mặt tiền hướng nam được mở hoàn toàn để đón gió mát và càng lên cao các sàn nhà càng lùi lại để tạo điểm nhìn về con ngõ hẹp trước mặt.
Tự thân ngôi nhà đã tạo nên một quang cảnh luôn tươi mới làm tăng các cảm nhận tích cực cho người sử dụng mà không cần dùng một giải pháp décor, trang trí nào.
Sự kết hợp của vật liệu, ánh sáng cùng những luồng không khí luôn luân chuyển trong công trình, tự thân ngôi nhà đã tạo nên một quang cảnh luôn tươi mới.
Minh họa mặt cắt đứng của ngôi nhà.
Xem thêm: Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian Bắc Âu
Nguồn: Tạo chí Kiến trúc & Đời sống
NỘI DUNG LIÊN QUAN