Bố trí bếp liền kề phòng khách có ưu nhược điểm gì, nên hay không? Đó là thắc mắc chung của khá nhiều gia chủ trong việc triển khai phòng khách kếp hợp bếp trong kiến trúc nhà ở hiện đại. Vấn đề mùi, thẩm mỹ và phong thủy là những trăn trở đầu tiên khi nghĩ đến phương án này.
Bố trí phòng bếp bếp mở liền kề phòng khách nhà phố
Để có góc nhìn tổng quan đến chi tiết vấn đề này mời bạn đọc cùng Kiến trúc Bộ Ba tham khảo những ý kiến từ các chuyên gia là KTS nhiều năm kinh nghiệm trong nghề:
Quan điểm thứ 1:
Hình ảnh bếp theo quan niệm của người Á Đông thường không gọn gàng vì vậy nếu thiết kế liên thông với phòng khách mà không tính toán kỹ lưỡng và nếp sống của chủ nhân không thay đổi sẽ dễ làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến không gian phòng khách. Theo tôi nên có một khoản ngăn giữa bếp và phòng khách. Có một số giải pháp:
- Nếu nhà có đủ diện tích và chiều sâu thì nên có một khoảng cây xanh hoặc mặt nước ở chỗ giếng trời. Nếu chật hẹp thì có thể làm một bình phong bằng chất liệu bất kỳ.
- Nếu muốn ngăn cách bằng một đảo bếp thì ở đảo không nên để bếp, chỉ để chậu rửa và tận dụng nó như một bàn ăn cho những bữa ăn gọn nhẹ.
- Tạo một vách ngăn linh động bằng cách dùng những lam đứng có khả năng đóng mở không gian linh hoạt. Trường hợp khách đến mà gian bếp của mình không gọn gàng thì có thể đóng lại.
Về mùi, các căn bếp thường có mùi trực tiếp từ thức ăn và mùi ẩm mốc lâu ngày. Để giải quyết, có thể kết hợp máy hút khử mùi và lổ giếng trời. Theo tôi, giếng trời là giải pháp tối ưu. Nếu có điều kiện thì làm 2 giếng trời. Một ở trung tâm và một nhỏ hơn nằm ở phía sau nhà, ít thì cũng nên có một lỗ giếng trời ở trung tâm. Về việc sắp xếp căn bếp, mỗi ngôi nhà có vị trí, kích thước khác nhau nên có cách sắp xếp khách nhau. Tôi thường chọn giải pháp tam giác: bếp – bồn rửa – tủ lạnh giúp người nấu bếp có một đường di chuyển ngắn nhất trong khi thao tác.
Quan điểm thứ 2:
Trong mỗi căn nhà phố có diện tích khiêm tốn, thiết kế một gian bếp để vừa đạt yêu cầu thẩm mỹ vừa đảm bảo tính chức năng là một điều không đơn giản. Bạn có cần đảo bếp không, bạn có nên giữ lại sàn nước, chọn thiết bị nào để tiết kiệm không gian, làm sao để bếp không nặng mùi gây ảnh hưởng toàn bộ căn nhà, … rất nhiều những câu hỏi đặt ra.
Khi thiết kế một căn bếp, tôi thường lưu ý đến các yếu tố như vị trí, nhu cầu sử dụng, thói quen của gia đình, điều kiện tài chính và cuối cùng là phong thủy.
Vị trí của bếp thể hiện tính thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sự thông thoáng chung cho cả căn nhà. Khi chủ nhà xác định rõ nhu cầu về một gian bếp với các thiết bị đi kèm như lò vi ba, lò điện và các chi tiết khác như quầy bar, … người thiết kế sẽ có sự sắp xếp hợp lý từ bản vẽ. Kinh phí cũng ảnh hưởng đến vật liệu xây dựng bếp và các thiết bị. Tôi thấy ở nhiều gia đình, bếp được lắp đặt những chậu rửa đắt tiền nhưng sau đó người ta vẫn rửa chén bát hay thức ăn ở sàn nước. Như vậy thiết kế bếp vẫn phải tính đến tập quán sống của chủ nhân. Tính toán hợp lý sẽ giảm thiểu được chi phí mà vẫn bảo đảm thẩm mỹ và công năng của bếp. Những yếu tố về phong thủy như hướng bếp, độ cao, vị trí bếp lò, … cũng cần lưu tâm ngay từ đầu.
Về xử lý mùi, theo kinh nghiệm của tôi là có hai cách: hoặc sử dụng máy hút mùi dùng than hoạt tính xử lý hoặc dùng máy hút đưa lớp không khí trong bếp ra ngoài theo hệ thống ống khói. Cách sau tiết kiệm chi phí và lâu bền hơn.
Quan điểm thứ 3:
Với một không gian hẹp, chọn giải pháp liên thông phòng ăn – phòng khách hoặc một không gian mở bất kỳ nào đó là điều rất cần thiết để tạo cảm giác thông thoáng và mở rộng không gian.
Nếu quý vị quyết định xây dựng một gian bếp mở, nên có một bàn tiếp thực để ngăn cách với không gian phòng khách một cách tương đối, nó tạo một nét thẩm mỹ của không gian bếp và cũng có thể tận dụng như một bàn ăn nhanh. Nếu tổ chức khéo léo, nàm tiếp thực cũng có tác dụng che bớt những phần lộn xộn vốn có của các gian bếp. Với gian bếp hẹp, nên sử dụng những thiết bị bếp gọn gàng, tiện dụng. Hiện nay các thiết bị bếp âm, tiết kiệm đượng không gian đáng kể. Thiết bị âm cũng an toàn và dễ vệ sinh hơn.
Về màu sắc, tôi thường chọn gam màu ấm và sáng cho những gian bếp hẹp, gam màu này tạo được sự ấm cúng, thân thiện giữa chủ và khách.
Mùi của bếp cũng giống như mùi sân phơi ở chung cư, là vấn đề nan giải hiện nay. Các nhà cung cáp đưa ra nhiều thiết bị nhưng tôi nghĩ nó chỉ là giải pháp tình thế. Một số thiết kế bếp đưa ra những lỗ thông tầng, với cách này, mùi sẽ theo các lỗ thông đi vào các phòng. Có một giải pháp không mới những vẫn hiệu quả đó là đưa chúng ra một đường thoát lên mái theo ống khói riêng biệt, có thể kết hợp với các loại máy hút khử mùi hiện nay. Nếu đặt vấn đề này ra ngay từ khi xây dựng thì việc giải quyết rất hiệu quả và thẩm mỹ. Những kiến trúc sư thiết kế có cách để xử lý ống khói mà người ta không nhận ra nó là ống khói. Hoặc cũng có thể xem ống khói như một yếu tố thẩm mỹ trong nhà, có thể cho ẩn hoặc hiện tùy vào ý đồ kiến trúc.
Quan điểm thứ 4:
Theo tôi, mô hình căn bếp nối liền với phòng khách chủ yếu mang đến cho đời sống sinh hoạt gia đình một ý nghĩa mới về mặt tinh thần. Điều tốt đẹp ở đây là sự gắn kết không gian để tạo ra cảm giác thư giãn. Người phụ nữ sau tất cả những công việc ngoài xã hội về nhà không còn ám ảnh bởi một hình ảnh căn bếp chật hẹp, tù túng mà là thụ hưởng những giây phút thoải mái trong không gian nấu nướng.
Thiết kế một căn bếp nhà phố, tôi chú trọng vào yếu tố thông thoáng. Và nguyên tắc tôi theo đuổi là “công năng đi trước, hình thức đi sau”. Tính toán để gian bếp chiếm diện tích vừa đủ so với không gian trong nhà là điều tuyệt vời nhất. Sự tương quan giữa kích thước của các thiết bị so với quy mô căn nhà và số lượng thành viên gia đình cũng cần được cân nhắc: tránh chọn tủ lạnh bé quá hoặc to quá, quyết định đặt một hay hai chậu rửa, rồi độ cao bếp, tủ treo, … tất cả đều phải vừa tầm. Bếp phải là nơi sử dụng thuận tiền chứ không chỉ để ngắm nên chọn thiết bị gì hay thiết kế nào cũng thử tính tới những điều ấy gây trở ngại gì cho việc làm bếp hay không.
Quan điểm thứ 5:
Thiết kế một gian bếp phải đứng trên phương diện văn hóa. Vì với người Việt, bếp liên quan đến phong thủy và tín ngưỡng. 90% khách hàng khi yêu cầu thiết kế bếp đều đặt vấn đề về phong thủy. Ngày nay, mô hình thiết kế bếp liên kết với không gian phòng khách đang được ưu chuộng nhưng ở Việt Nam vẫn có rất ít chủ nhà chịu thiết kế bếp mở dạng này, nhất là nhà phố.
Theo tôi, việc thiết kế bếp mở và liên thông không nói lên vấn đề xử lý không gian đúng hay sai, mà nói lên cá tính, quan điểm phong cách sống của chủ nhà và mức đầu tư cho gian bếp của họ. Dễ dàng thấy rằng, để sở hữu bếp mở, đòi hỏi chủ nhà phải sống đơn giản, ngăn nắp và vệ sinh.
Về mặt kinh nghiệm, thiết kế bếp mở phải tính đến việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật (xử lý khói, mùi), thẩm mỹ – công năng, và xử lý không gian. Tôi cho rằng phần xử lý kỹ thuật là quan trọng nhất, vì muốn xử lý khói, mùi đòi hỏi chủ nhà phải đầu tư thiết bị xử lý mùi tốt, luồng khí đối lưu trong nhà phải bảo đảm. Phải tính toán dung tích mùi, khói bao trùm trong nhà, phải có hệ thống chuyển tải luồng khí di động…
Muốn làm bếp mở, chủ nhà và kiến trúc sư phải tính toán ngay từ đầu. Không phải nhà nào cũng có thể làm được bếp mở, và không phảp phải rộng. Với nhà phố thì phải tính đến tỷ lệ tương tác, hài hòa giữi đến khi không thích bếp kín nữa thì có thể bỏ vách để nó trở thành bếp mở. Muốn làm bếp mở thì không gian dành cho bếa phòng ăn và gian bếp. Có hai “nguồn” để đặt bếp là đầu hoặc cuối không gian. Với nhà phố, theo tôi, nên đặt cuối để có sự liên thông với khu vệ sinh và phòng tắm.
Những căn bếp đẹp:
Theo bạn có nên bố trí phòng bếp liền kề phòng khách hay không, bạn đồng ý với quan điểm nào trên đây? Hãy để lại ý kiến bên dưới mục bình luận.
Tôi cảm thấy những suy nghĩ của bạn khiến tôi hài lòng,tôi có một mẫu thiết kế muốn cho bạn xem và góp ý cho tôi vì nhiều ng cứ bắt bếp phải cho vào cuối nhà,mình nghĩ nếu thông thoág thì bếp sẽ ko khiến cho nhà bạn có mùi
Cảm ơn bạn, rất vui nhận được sự góp ý của bạn
moi góp ý bạn vui lòng gởi về email: info.congtyboba@gmail.com
Trân trọng
cám ơn bạn! tôi thấy bài viết rất hay.