Móng cốc là gì? Bản vẽ móng cốc tham khảo – Móng cốc là cách gọi dân gian của hình thức móng đơn – loại móng phổ biến được sử dụng rộng rãi ở những công trình nhà ở dân dụng không đòi hỏi quá nhiều về tải trọng, thường dành cho công trình có độ cao từ 3 tầng trở xuống.
Cấu tạo móng cốc
Móng cốc hay móng đơn có cấu tạo đơn giản, dễ thi công và đòi hỏi chi phí thấp so với các loại móng còn lại. Móng đơn có dạng hình cột vuông, chữ nhật hoặc tròn, phần chân cột là lớp bê tông dày hoặc gạch xếp chồng nhau.
Bên trong móng đơn là hệ cốt thép chạy xuyên suốt thân cột và bên dưới phần đế.
Để đảm bảo sự thay đổi ở vùng giáp ranh giữa các lớp đất đá, phần đế móng đơn cần được đặt trên lớp đất tốt, độ sâu tối thiểu 1m. Cần tránh đặt móng trên nền đất yếu, dễ sụt lún làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình theo tác động của thời gian.
Ngoài ra yếu tố trương nở của vùng đất đặt móng cũng phải được xét đến để tránh ảnh hưởng khi có lượng nước lớn ngấm vào đất.
Thi công móng cốc
Giai đoạn chuẩn bị
Nhân công, nguyên vật liệu cần được chuẩn bị đầy đủ và công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện hoàn tất để đảm bảo tiến độ.
Đóng cọc
Mật độ cọc được xác định dựa trên thiết kế của mỗi công trình, việc đóng cọc đảm bảo hạn chế sự sụt lún cho móng. Tre, cừ tràm và bê tông là những loại cọc thường được sử dụng để gia cố nền móng.
Đào hố
Phần đất xung quanh các cọc được đào đúng theo kích thước của móng để tiến hành đổ bê tông, cần đảm bảo các số liệu nông sâu, độ rộng để đảm bảo móng đủ khả năng chịu tải trọng cần thiết.
San phẳng mặt hố
Tiến hàng san phẳng mặt hố, độ nông sâu đồng đều bằng cách sử dụng đầm tay hoặc thiết bị đầm chuyên dụng, có thể phủ đều một lớp đá để tạo độ bằng phẳng cho nền hố.
Bê tông lót
Thông thường một lớp bê tông lót được triển khai nhằm tạo độ bằng phẳng cũng như hạn chế sự thấm hút của móng.
Đổ móng
Sau khi thực hiện hoàn tất các công đoạn bước đầu chuyển sang cố định hệ thống khung thép và cốp pha rồi đổ bê tông hoàn thiện móng.
Trong quá trình đổ bê tông cần chú ý không để hố bị ngập nước làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Sau khi tháo cốp pha cũng cần theo dõi bảo quản chất lượng móng cho đến khi thực hiện các công đoạn tiếp theo của quá trình thi công hoàn thiện công trình.
Bản vẽ móng cốc tham khảo
Đến đây bạn đã hiểu khái niệm móng cốc là gì cũng như tham khảo bản vẽ móng cốc mẫu. Mời bạn xem thêm chuyên mục kinh nghiệm xây nhà với các bài viết hữu ích khác.
Cách tính diện tích, chi phí xây dựng nhà ở theo đơn vị m2 2018
NỘI DUNG LIÊN QUAN